Diễn đàn Câu lạc bộ Tiếng Anh trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguy
Diễn đàn Câu lạc bộ Tiếng Anh trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguy
Diễn đàn Câu lạc bộ Tiếng Anh trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Nơi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm Tiếng Anh dành cho tất cả mọi người!
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Một số cách học tiếng anh thú vị
Lịch khai giảng khóa IELTS dự bị - học thuật, TA giao tiếp tháng 1/2013 tại Pathways
Khóa học IELTS học thuật tại TT Tiếng Anh Pathways
Tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu tại Pathways
Lịch khai giảng khóa IELTS dự bị - học thuật – 7.0, TA giao tiếp tháng 12/2012 tại Pathways
Nhanh nhanh đăng kí lớp IELTS 7.0 với GV chấm thi IELTS nào!
Lớp học 1 thầy – 1 trò: học IELTS hiệu quả nhất, đạt điểm cao nhất trong thời gian ngắn nhất với giáo viên chấm thi IELTS tại Pathways
Tham gia lớp IELTS dự bị cho người mới bắt đầu luyện thi IELTS
Bí quyết học IELTS hiệu quả của học viên lớp IELTS mục tiêu 7.0
Pathways tips - Những lưu ý trong bài thi IELTS - Phần 2
CLB Phim Ảnh tháng 10: Bộ phim Biên Niên Sử Narnia: Hành Trình Trên Tàu Dawn Treader
Khai giảng các khóa học IELTS, TA học thuật, TA giao tiếp, Luyện ngữ âm tại Pathways tháng 10.2012
Chương trình luyện thi IELTS tại Pathways – khóa học Dự bị IELTS
Khóa học IELTS học thuật tại TT Tiếng Anh Pathways
Pathways tips - Những lưu ý trong bài thi IELTS
Giảm 25% học phí khi đăng kí học nhóm các khóa học tiếng Anh tại Pathways
Lớp học thử MIỄN PHÍ IELTS dự bị tháng 10/2012
Khuyến mại cực HOT khóa học Tiếng Anh giao tiếp tại Pathways
Ted Sub Club thân tặng bạn một món quà
Ted Sub Club thân tặng bạn một món quà





















Share | 
 

 Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
toshiba
THÀNH VIÊN VIP
toshiba

Tổng số bài gửi : 22
Cảm ơn : 53
Số bình chọn : 5
Join date : 06/04/2011
Age : 32
Đến từ : Thainguyen Unniversity of Technology

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh   Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh I_icon_minitime4/16/2011, 6:24 pm

Chào cả nhà, vậy là forum của chúng ta đã lập được 1 thời gian, nhưng vẫn ít topic quá, hôm nay tớ lập topic này để cả nhà cùng thảo luận về những khó khăn trong quá trình học tiếng anh và những phương pháp dể luyện các kỹ năng nghe, nói đọc viết 1 cách hiệu quả. Mọi người thảo luận nhiệt tình nhé:) Bạn nào có câu hỏi, hay kinh nghiệm gì thì chia sẻ cùng mọi người nhé
Về Đầu Trang Go down
toshiba
THÀNH VIÊN VIP
toshiba

Tổng số bài gửi : 22
Cảm ơn : 53
Số bình chọn : 5
Join date : 06/04/2011
Age : 32
Đến từ : Thainguyen Unniversity of Technology

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh   Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh I_icon_minitime4/16/2011, 6:32 pm

Để tớ đặt câu hỏi trước nhé: Thao các bạn cách luyện nghe tiếng anh hiệu quả là như thế nào?
Đay là 1 bài viết tớ đã từng đọc cách đây rất lâu rồi, mọi ng đọc xem nhé
Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm….
Quá thông minh: vì mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn nghe tiếp.

Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà – trong giai đoạn đầu học ngoại ngữ – mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa.

Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ, anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ sư phạm nào cả, thậm chỉ không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt. Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên, còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.

Từ lúc sinh ra chúng ta đã nghe mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà chẳng bao giờ ta phản đối: “tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa”! Mới sinh thì biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới nói những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học đọc, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe) mới tập viết… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi qua hết trung học thì ta đã quên hết 90% rồi.

Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.

Thử nhìn lại xem:

Trước tiên là viết một số chữ và thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập đọc các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ).

Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu ‘message’ của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, nhưng khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh – huh’ dài cổ như cổ cò!

Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập nghe, và rồi đành bỏ cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.

Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm.

Tiến trình ấy là Viết – Đọc – Nói – Nghe!

Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!

Và đây là bí quyết để Luyện nghe tiếng Anh

A. Nghe thụ động:
1. – ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu.

Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh từ Nghe Tiếng Anh. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút.

Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói).

Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết – ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối ‘tắm ngôn ngữ’ đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt.

Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục ‘tắm ngôn ngữ’ Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

2 – Nghe với hình ảnh động.

Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh tại TV Nghe Tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh – thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ.

B. Nghe chủ động.

1. Bản tin special english của Nghe Tiếng Anh:
- Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài.

(Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là ’stay tune’, nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!). Các bạn có thể luyện nghe tiếng Anh trên VOA tại Listening VOA

2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’

- Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.
Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

3. Nghe nhiều lần, trước khi đọc script.

Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là ‘tôm-b(ơ), bơri’ – sau này nghe chữ ‘tum, beri’ tôi chẳng hiểu gì cả – dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)

4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.

Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).

Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.
Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều.

Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau.

Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi.

Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước.

Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.

C. NGHE BẰNG TAI

Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và anh/chị/em (ACE) chắc chắn cũng từng gặp những trường hợp tương tự) ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống.

Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả.

- Đi vào cụ thể từ vựng Anh.

(Những phân tích sau đây là để thuyết phục ACE đi vào tiến trình tự nhiên – và điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược – và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. ACE đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích ‘tào lao’ này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của mình.

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm:

Tiếng Anh là tiếng phụ âm.

Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm:

Một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘fat’ tiếng Anh được đọc là f(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng.

Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr – nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam = chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ – không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va.

Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) – nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) – còn những âm khác thì phải đọc hết các PHỤ ÂM, còn nguyên âm thì sao cũng đưọc (mục đích là làm rõ phụ âm). Có thể chúng ta chỉ nghe: _me-r-k, hay cao lắm là _me-rơ-k, và như thế là đủ, vì âm ‘me’ và tất cả các phụ âm đều hiện diện. Bạn sẽ thắc mắc, nghe vậy thì làm sao hiểu? Thế trong tiếng Việt khi nghe ‘Mỹ’ (hết) không có gì trước và sau cả, thì bạn hiểu ngay, tại sao cần phải đủ bốn âm là ơ-mê-ri-kơ bạn mới hiểu đó là ‘Mỹ’?

Tóm lại: hãy nghe phụ âm, đừng chú ý đến nguyên âm, trừ âm có stress!

Một ví dụ khác: từ interesting! Tôi từng được hỏi, từ này phải đọc là in-tơ-res-ting hay in-tơ-ris-ting mới đúng? Chẳng cái nào đúng, chẳng cái nào sai cả.

Nhưng lối đặt vấn đề sai! Từ này chủ yếu là nói ‘in’ cho thật rõ (stress) rồi sau đó đọc cho đủ các phụ âm là người ta hiểu, vì người bản xứ chỉ nghe các phụ âm chứ không nghe các nguyên âm kia; nghĩa là họ nghe: in-trstng; và để rõ các phụ âm kế tiếp thì họ có thể nói in-tr(i)st(i)ng; in – tr(ơ)st(ơ)ng; in-tr(e)st(ư)ng. Mà các âm (i)(ơ), để làm rõ các phụ âm, thì rất nhỏ và nhanh đến độ không rõ là âm gì nữa. Trái lại, nếu đọc to và rõ in-tris-ting, thì người ta lại không hiểu vì dấu nhấn lại sang ‘tris’!

Từ đó, khi ta phát âm tiếng Anh (nói và nghe là hai phần gắn liền nhau – khi nói ta phát âm sai, thì khi nghe ta sẽ nghe sai!) thì điều tối quan trọng là phụ âm, nhất là phụ âm cuối. Lấy lại ví dụ trước: các từ fire, fight, five, file phải được đọc lần lượt là fai- (ơ)r; fai-t(ơ); fai-v(ơ), và fai- (ơ)l, thì người ta mới hiểu, còn đọc ‘fai’ thôi thì không ai hiểu cả.

Với từ ‘girl’ chẳng hạn, thà rằng bạn đọc gơ-rôl / gơ-rơl (dĩ nhiên chỉ nhấn gơ thôi), sai hẳn với ký âm, thì người ta hiểu ngay, vì có đủ r và l, trong khi đó đọc đúng ký âm là ‘gơ:l’ hay bỏ mất l (gơ) thì họ hoàn toàn không hiểu bạn nói gì; mà có hiểu chăng nữa, thì cũng do context của câu chứ không phải là do bạn đã nói ra từ đó.

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe âm Việt.

Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).

Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ.

Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!

Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói.

Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.

Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít – ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai!

Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.

Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!

Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!

Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được ‘process’ rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục ‘processor’ trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó.

Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là ‘nghe bằng tai’.

Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết – như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh – rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’

Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).

- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.

Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.

Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết được thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bởi vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I’m gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go!

Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như thế, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Vì thế ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)

5.Nghe hàng ngày

Nghe là 1 quá trình liên tục đòi hỏi sự kiên trì, vì thế các bạn nên luyện nghe mỗi ngày, điều này sẽ giúp kỹ năng nghe của bạn tăng nhanh hơn nhiều so với việc chỉ nghe 1 thời gian rồi bỏ.

Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với ACE rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!

Mọi người comment nhiệt tình nhé, bạn nào có câu hỏi, nếu ngại hỏi trên club thì có thể hỏi ở đây, mọi người luôn sẵn sàng trả lời câu hỏi của các bạn:)
Về Đầu Trang Go down
toshiba
THÀNH VIÊN VIP
toshiba

Tổng số bài gửi : 22
Cảm ơn : 53
Số bình chọn : 5
Join date : 06/04/2011
Age : 32
Đến từ : Thainguyen Unniversity of Technology

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh   Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh I_icon_minitime4/17/2011, 5:36 am

Sao ko thấy ai comment vậy nhỉ, chán thật
Về Đầu Trang Go down
MinhTiepQLC
Admin
MinhTiepQLC

Tổng số bài gửi : 35
Cảm ơn : 73
Số bình chọn : 4
Join date : 06/04/2011
Age : 35
Đến từ : Thái Bình

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh nghiệm học tiếng anh hiệu quả!    Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh I_icon_minitime8/2/2011, 6:53 pm

Học ngoại ngữ nói chung và riêng về tiếng Anh, trước hết chúng ta nên hiểu điều này:
1. Ngôn ngữ là lời nói chớ không phải là chữ viết
Vì vậy việc đầu tiên, chúng ta cần chú ý tập nghe để hiểu và đồng thời là nói được một số câu hết sức thông dụng và đơn giản.
- Phải luyện nghe làm sao để đạt tới kỹ năng người nước ngoài nói là ta có thể hiểu được, tức là phải biết phát âm, nhấn giọng hay lên xuống những mục tiêu cần thiết trong câu, như vậy chúng ta mới có thể hiểu và nghe được.
Muốn được như vậy bạn phải nghe đi nghe lại nhiều lần, ít nhất là 30 lần, tốt hơn hết là 50 lần. Có nhiều bạn nói nghe chừng 2-3 lần là nhớ rồi nhưng điều đó thật sự sai lầm, não của bạn chỉ lưu tạm thời thôi, muốn nhớ lâu thậm chí suốt đời thì phải nghe lại thật nhiều lần. Điều này hơi tẻ nhạt và nhàm chán nhưng có như vậy bạn mới nhớ được.
Trong lúc nghe bạn cũng cải thiện được khả năng phát âm, nghe 1-2 lần đầu bạn tập trung vào hiểu nội dung, các lần tiếp theo bạn để ý tới giọng đọc và ngữ điệu, sau đó bạn pause và đọc to lại xem mình phát âm có giống không. Lập đi lập lại điều này bạn sẽ thấy khả năng của mình cải thiện thấy rõ.
Về giáo trình thì có rất nhiều, mình xin giới thiệu một số tiêu biểu: (Link download các tài liệu mình sẽ lần lượt post sau)
- Phát âm: PronunciationWorkShop (rất hay, học qua video); Pronouncing American English Sounds_ Stress and Intonation 2nd Edition (Rất đầy đủ và chi tiết)…
- Nghe: Learn English via Listening (bao gồm 6 level, nhiều chủ đề hay, dễ nghe); Tactics for Listening (3 quyển, hay dễ nghe); Các bài nghe của spotlight radio (đọc rất chậm, dễ hiểu, nhiều chủ đề thời sự nóng bỏng); Effortless English của A.J. Hoge (hơn 20 triệu người trên thới giới đang học, rất hay)…
2. Ngôn ngữ còn là một tập hợp của thói quen:
- Cần phải rèn luyện, bắt chước và học thuộc những câu đối thoại trong sách, đồng thời tập đọc lớn tiếng những câu mẫu cho tới khi tạo được phản ứng máy móc qua bộ óc của chúng ta một cách tinh nhuệ như chúng ta đang nói tiếng mẹ đẻ vậy.
Phương pháp Crazy English cũng được đánh giá cao: học thuộc lòng.
* Điều kiện để học ngoại ngữ thuận tiện:
Muốn học thật tốt môn tiếng Anh, chúng ta cần có những yêu cầu sau đây:
a/ Băng nghe – phim ảnh (nếu có), nhiều sách để tham khảo
(1.) Băng nghe:
- Nên chọn những băng có giọng đọc chuẩn, chính xác, rõ ràng và hay. Đừng tưởng băng nào cũng giống nhau. Nếu có thể bạn nên nghe qua, chon lọc trước khi mua.
- Có loại băng nghe chậm, có loại băng nghe nhanh. Dù sao bạn cũng nên “làm quen” cả hai loại băng.
Bước đâu bạn nghe băng chậm trước, một khi đã quen rồi đã thành thạo rồi, hãy nghe băng nhanh. Bằng cách nào, miễn bạn nghe được, hiểu được là tốt.
(2.) Phim ảnh:
Trước tiên, để cho dễ hiểu, dễ tiếp thu, bạn hãy chọn những cuộn film tiếng Anh gồm những mẫu chuyện nhỏ, đơn giản có nhiều từ vựng thông thường giúp bạn dễ hiểu. Dần dần bạn sẽ sử dụng những bộ film có vốn từ phức tạp hơn đại trà hơn.
- Hai bộ phim học tiếng Anh nổi tiếng là Friends và Extr@ rất hay (xem Extr@ trước vì vui nhộn và dễ hiểu + kèm Script, Friends nói rất nhanh nhưng có phụ đề)
- Có thể xem thêm các kênh tiếng Anh như Discovery, Animal Planet, Disney…
(3.) Sách tham khảo:
Có khá nhiều sách nhằm cung cấp cho yêu cầu học tiếng Anh.
Bạn nên cẩn trọng khôn ngoan trong việc chọn sách.
- Tìm đọc những sách của tác giả nào viết hay. Nên biết mình mua thể loại nào, cần cung ứng cho bạn điều gì. Đành rằng cần nhiều sách để tham khảo nhưng không phải bạ sách nào dạy tiếng Anh là mua, của bất cứ tác giả nào cũng không cần chắt lọc.
Có một số học viên, hễ mỗi sân ra phố gặp dạng sách viết về tiếng Anh là mua, bất kỳ là của ai. Có những quyển sách họ chưa có dịp đọc tới một lần. Chi vậy thưa bạn, làm như thế hoá ra bạn đã quá phí phạm không đúng chỗ. Bạn nên chắt lọc khi mua sách viết về ngoại ngữ, nhằm yêu cầu quyển sách ấy sẽ mang lại lợi ích cho bạn.
b/ Bài học: cần phải học thuộc từ vựng song song với các câu mẫu.
Muốn thành thạo Anh ngữ bạn không thể thiếu những yêu cầu này là nên học từ vựng song song với câu mẫu. Hay nói một cách khác: trong câu mẫu có lồng từ vựng. Và như vậy để hiểu được câu, bạn phải thuộc từ vựng trước đã.
c/ Thời gian học tiếng Anh phải như thế nào?
Nếu bạn hiếm hoi thời gian trong ngày, bạn có thể rút bớt thời gian dành cho môn rèn luyện tiếng Anh. Nhưng ngày nào bạn cũng phải có thời gian học liên tục. Vì nếu một ngày bạn quên học, vốn tiếng Anh trong đầu bạn sẽ không nhạy nữa.
Học tiếng Anh cũng giống như chiếc xe cần bôi dầu mỡ hàng ngày, nếu không nó sẽ trở nên rỉ sét và khó khởi động.
Cũng vì lẽ này, một số giảng viên dạy môn ngoại ngữ rất mệt hơn các môn dạy khác khi truyền thụ kiến thức cho học viên, song đó là điều rất có lợi cho giảng viên bằng vào qui cách giảng dạy, đại đa số giảng viên đã ôn lại kiến thức về ngoại ngữ của họ.
Điều quan trọng nhất vẫn là động lực và sự tin tưởng, phải chắc rằng bạn học tiếng Anh là để làm gì và phải tin rằng bạn sẽ đạt được kết quả. Thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào lượng thời gian bạn dành cho tiếng Anh, ở đây không đề cập đến chỉ số IQ cao hay thấp vì ai cũng có thể học được.
Tạo môi trường tiếng Anh:
- Dùng giấy note ghi các vật dụng xung quanh bạn bằng tiếng Anh
- Nghe nhạc tiếng Anh
- Đọc báo tiếng Anh
- Để ý đến những gì bằng tiếng Anh khi bạn gặp (ngoài đường, hội chợ…)
- Suy nghĩ bằng tiếng Anh (có thể hơi khó)
- Tham gia các diễn đàn tiếng Anh
- …
Sau đây là một bài mình sưu tầm được:
Trước khi trao đổi về phương pháp học tốt môn tiếng Anh, chúng ta cùng xem một câu chuyện có thật đã xảy ra như sau:
Một đoàn khách du lịch tới Hà Nội gồm người Anh và người Mỹ với một tâm trạng hồ hởi. Nhưng họ đã bị sớm thất vọng vì họ không thể tìm ra được một hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Anh thạo. May mắn cho họ là ngày hôm sau, công ty lữ hành có cử đến cho đoàn du khách một hướng dẫn viên mà theo như lời công ty lữ hành nói là khả năng tiếng Anh tốt. Buổi thăm quan Hà Nội bắt đầu, và có lẽ đã kết thúc tốt đẹp nếu như anh hướng dẫn viên du lịch phát âm tiếng Anh tốt hơn. Nhưng rất tiếc là buổi thăm quan đã phải kết thúc sớm. Cả đoàn du khách đi theo anh hướng dẫn viên và họ đã rất chăm chú và cố gắng lắng nghe, nhưng họ vẫn không hiểu anh ta nói gì cả. Một ông khách hết kiên nhẫn mới dừng lại và hỏi: Excuse me. Can you speak more clearly? I couldn’t understand a word (xin lỗi, anh có thể nói rõ hơn không? Tôi không thể hiểu được từ nào cả.) Và chàng hướng dẫn viên trả lời: Yes. Which word sir? (Vâng, từ nào ạ thưa ngài). Sau câu trả lời của anh hướng dẫn viên, cả đoàn khách nản lòng và đề nghị được về sớm.

Qua câu chuyện trên ta thấy một đặc điểm khá quan trọng của người Việt Nam khi nói tiếng Anh là khả năng phát âm thường không tốt, nhưng đôi khi sự thành thục về các cấu trúc câu cũng là một vấn đề lớn. Như trong trường hợp của anh hướng dẫn viên trên, vì không hiểu rõ bản chất của câu có sử dụng mạo từ không xác định “a” mà anh ta đã trả lời sai hẳn với ý người hỏi.
Đối với người Việt Nam học tiếng Anh, việc nói và nghe là một vấn đề cực kỳ nan giải, mà thông thường ta làm không tốt. Khi học tiếng Anh, ai cũng cảm thấy mình bị chìm ngập trong một biển kiến thức, từ vựng và kỹ năng mà không biết ngày nào mình mới thành thạo được. Vậy câu hỏi muôn thủa mà người học tiếng Anh thường đặt ra tự hỏi mình và hỏi rất nhiều người là:
Làm thế nào để học tốt tiếng Anh? Học tiếng Anh bao lâu là đủ?

Và bây giờ, chúng ta cùng nhau phân tích và tìm một giải pháp hữu hiệu nhất cho câu hỏi trên.
Câu hỏi đầu tiên là: học tiếng Anh bao lâu là đủ? Và những nhà ngôn ngữ học và các chuyên gia giảng dạy tiếng Anh đều thống nhất một quan điểm chung như sau. Một người chưa hề biết tiếng Anh nếu học tiếng Anh một cách nghiêm túc, thì chỉ trong vòng lâu nhất là 2 năm, người đó có thể giao tiếp độc lập bằng tiếng Anh. Vì người nói tiếng Anh bản ngữ chỉ dùng khoảng 2000 từ vựng để giao tiếp tới 90% lượng thông tin giao tiếp hàng ngày. Và với tốc độ học tập trung bình từ 5 đến 10 từ vựng một ngày, kèm theo một cấu trúc câu, sau 2 năm học tiếng Anh thì người bình thường có vốn từ vựng từ 3.600 từ đến 7.200 từ vựng, và nắm vững hầu hết các cấu trúc câu giao tiếp thông thường. Cứ cho rằng trí nhớ con người không thể nhớ 100% những gì đã học, thì với số từ vựng rơi vãi từ con số 3.600 từ vựng thì việc còn lại được 2000 từ chủ yếu để giao tiếp là điều đương nhiên. Như vậy, những ai học tiếng Anh sau 2 đến 3 năm mà vẫn thấy mình dậm chân tại chỗ, người đó cần xem xét lại cách học tiếng Anh của mình.
Một sự thật thường xảy ra là, có những người đã học tiếng Anh rất nỗ lực, nhưng hầu như họ chỉ có thể đọc chứ không thể giao tiếp được với tiếng Anh. Vậy làm thế nào để học tốt tiếng Anh?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nghĩ lại rằng ngày mình tập nói, làm thế nào mình học nói được tiếng Việt? Vâng, đúng là những ngày đó ta nghe rồi bắt chước những lời của ông bà, cha mẹ và tất cả những người xung quanh với một niềm hồ hởi trong sự động viên, cổ vũ của mọi người để một em bé bi bô tập nói. Và không biết từ bao giờ, ta đã hoàn toàn nói và nghe được tiếng Việt. Rồi đến khi đi học, ta cũng nhanh chóng đọc và viết được chữ tiếng Việt của ta. Lý do cho sự tiến bộ ngôn ngữ phi thường này thật đơn giản. Đó là vì ta sống trong môi trường tiếng Việt hoàn toàn, ta nghe, ta nói và ta suy nghĩ… bằng tiếng Việt. Đó là lý do vì sao ta thành thạo tiếng Việt. Nhưng từ đây, ta có thể rút ra một nguyên lý cơ bản về việc học một ngôn ngữ. Học ngôn ngữ tốt nhất là quá trình học trong trải nghiệm với ngôn ngữ đó. Ta học nghe tiếng Việt bằng cách ta nghe tiếng Việt, ta học nói tiếng Việt bằng cách ta nói tiếng Việt. Rồi ta học đọc, học viết… cũng bằng cách làm chính điều đó. Và cuối cùng ta thực sự làm chủ được các kỹ năng ngôn ngữ giao tiếp tiếng Việt. Tương tự như vậy, những đứa trẻ con sinh ra ở nước Anh hay Mỹ, được sống hoàn toàn trong môi trường giao tiếp tiếng Anh, và chúng sử dụng tiếng Anh một cách rất tự nhiên.
Từ nguyên lý trên, ta rút ra được bài học gì cho việc học tiếng Anh? Thực chất việc học ngôn ngữ hình thành nên từ chính nhu cầu giao tiếp. Và như vậy, khả năng sử dụng ngôn ngữ sẽ phát triển tốt nhất trong giao tiếp. Nhu cầu giao tiếp tiếng Anh hàng ngày gồm có: giao tiếp nói (nghe và nói), và giao tiếp văn bản (đọc và viết). Nếu bạn học tiếng Anh và thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống thì chắc chắn bạn sẽ phát triển tiếng Anh nhanh nhất và hiệu quả nhất, không một phương pháp nào có thể so sánh được. Do vậy để thực sự học tiếng Anh tốt, học để sử dụng được trong cuộc sống, thì bạn cần làm những việc sau:

1.Không bao giờ học từ vựng tách rời với quá trình nghe và phát âm lại từ vựng đó. Đây là việc rất quan trọng. Bạn hãy nhớ lại việc học nói tiếng mẹ đẻ của bạn, bạn sẽ nói thế nào nếu không thường xuyên nghe từ vựng đó. Việc học từ vựng và nghe từ vựng đó khiến bạn có thể nói, phát âm từ đó tự nhiên.

2.Học tiếng Anh là một quá trình tích luỹ. Có rất nhiều người muốn học tiếng Anh thật nhanh để sử dụng ngay vào cuộc sống hay công việc gấp gáp mà người đó đang đối mặt. Nhưng đó là một suy nghĩ sai lầm. Bạn không thể biến từ một người chưa biết tiếng Anh nhiều thành một người thật giỏi tiếng Anh trong một thời gian quá ngắn được.
3.Bạn chỉ học tốt tiếng Anh khi sử dụng nó thường xuyên. Sau khi bạn học các cấu trúc câu và từ vựng tiếng Anh, bạn đã hình thành cho mình một trí nhớ tạm thời trên vỏ não. Trí nhớ tạm thời sẽ nhanh chóng phai nhạt nếu chúng ta không lặp lại thông tin để biến nó thành một trí nhớ dài hạn hằn sâu trong vỏ não. Và để làm điều đó, bạn không có cách nào khác là vận dụng lại những gì bạn học. Một sự thực mà làm cho người học tiếng Anh hay nản nhất đó là việc học trước quên sau. Đây là một sự thực không ai tránh khỏi. Và cách khắc phục tốt nhất của bạn là thường xuyên sử dụng lại những gì mình đã học.
Học tiếng Anh bạn phải chấp nhận một sự thực là tiếp cận từ sai đến gần đúng rồi mới đúng. Luyện tập thường xuyên làm rút ngắn nhanh nhất quá trình này. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet, bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những cộng đồng nói tiếng Anh để tập viết và tập nói với người bản ngữ. Hơn nữa, bạn có thể tự tìm cho mình rất nhiều trang web để luyện tập tiếng Anh miễn phí hoặc có chi phí cực thấp.

4.Nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh là quá trình bắt chước, do vậy hãy làm theo cái đúng. Đây là một vấn đề quan trọng và là cội nguồn của việc nghe, nói tiếng Anh không tốt. Nếu chúng ta luyện tập tiếng Anh theo một nguồn sai thì ta sẽ nói sai và nghe sai, giống như bạn đi tìm đường ở thành phố Hồ Chí Minh với tấm bản đồ Hà Nội trong tay vậy. Bạn sẽ chẳng bao giờ đến đích, và tệ hơn nữa là bạn bị mất niềm tin vào chính việc học tiếng Anh của mình.

5.Bạn không thể học tốt tiếng Anh nếu thiếu quyết tâm. Nếu bạn nghĩ rằng mình cứ thử học tiếng Anh xem thì theo tôi bạn đã gặp thất bại rồi. Học tiếng Anh không thể chấp nhận việc thử được, vì bạn sẽ nhanh chán và cuối cùng bạn sẽ sợ tiếng Anh. Bạn hãy quyết tâm cao độ khi bắt tay vào học tiếng Anh.
Và để cụ thể hoá quyết tâm đó, bạn hãy đặt mục tiêu cho mình một cách cụ thể với mục tiêu dài hạn trong vòng 1 năm bạn sẽ có trình độ tiếng Anh thế nào, rồi trong từng tháng, từng tuần và từng ngày bạn phải học với các mục tiêu nhỏ hơn ra sao để đạt được mục tiêu lớn của cả năm đó. Khi đã đặt ra mục tiêu cụ thể, bạn cần phải lên một kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó. Bạn cần đề ra một ngày bạn dành bao nhiêu phút để học tiếng Anh, học bao nhiêu câu, bao nhiêu từ vựng… Có kế hoạch rồi, bạn cần xem lại xem kế hoạch đó có phù hợp với điều kiện thời gian và mục tiêu dài hạn của mình hay không, để bạn kiểm tra tính thực tế của kế hoạch. Việc đặt được ra một kế hoạch học tập vừa sức và thực hiện kế hoạch học tiếng Anh nghiêm túc, chắc chắn giúp bạn học tiếng Anh nhanh chóng, hiệu quả và tiến bộ vượt bậc.

Tóm lại, để học hiệu quả tiếng Anh, bạn cần nhớ 5 tiêu chí mà tôi vừa trao đổi. Bạn hãy quyết tâm, xây dựng một kế hoạch học tập chi tiết và thực tế, rồi hãy lựa chọn một cách học tập thông minh nhất.

24
Về Đầu Trang Go down
https://eclubtnut.forumvi.com
Sponsored content




Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh   Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 

Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» NỘI QUY KHI THAM GIA CÂU LẠC BỘ TIÊNG ANH
» Mở lớp học tiếng Nhật
» TỰ HỌC TIẾNG ANH CÓ ĐIỂM GÌ CẦN LƯU Ý!
» Phuong phap hoc tieng anh hieu qua
» Tiếng anh quan trọng như thế nào?
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Câu lạc bộ Tiếng Anh trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguy :: (`'•.¸(`'•.¸¤*¤¸.-'´)¸.•'´) «´¨`•..¤: Góc học tập :¤..•´¨`» (¸.•'´(¸.•'´¤*¤`'•.¸)`'•.¸) :: (¯`'•.¸Thảo luận chung¸.•'´¯)-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất